Flannel là vải gì? Ưu, nhược điểm của vải Flannel mà bạn không biết
Vải Flannel là một trong những loại vải quen thuộc và được ưa chuộng, đặc biệt là vào mùa lạnh. Với bề mặt mềm mại, thoáng khí và khả năng giữ ấm tốt, Flannel đã trở thành chất liệu lý tưởng cho nhiều sản phẩm thời trang và đồ gia dụng. Để hiểu hơn Flannel là vải gì, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vua Hàng Hiệu.
Flannel là vải gì?
Vải Flannel hay còn được biết đến là dạ mỏng hoặc nỉ mỏng, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Được sản xuất bằng phương pháp dệt sợi chéo nhau, vải Flannel có cấu tạo khoảng trống giữa các sợi, mềm mại, thoáng khí hơn so với nhiều loại vải khác. Flannel chủ yếu được làm từ len thô hoặc len đã được chải kỹ. Ngày nay, nó có thể được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau như cotton, len hoặc sợi tổng hợp. Vải Flannel phù hợp để sản xuất các trang phục và đồ dùng mùa đông.
Ngoài ra, vải Flannel còn được sử dụng để sản xuất các món dồ dùng nội thất như chăn, ga, gối,...
Flannel là chất liệu vải được sử dụng phổ biến trong đời sống (Nguồn: Internet)
2.800.000 đ 3.680.000 đ
2.850.000 đ 3.500.000 đ
2.800.000 đ 3.200.000 đ
Đặc điểm nổi bật của vải Flannel
Vải Flannel nổi bật nhờ vào bề mặt mềm mịn, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da. Đặc điểm này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, khả năng giữ ấm tốt giúp Flannel được nhiều người ưa chuộng trong những ngày đông lạnh giá. Những sản phẩm từ vải Flannel như áo sơ mi, áo khoác hay quần đều mang lại sự thoải mái, ấm áp cho người mặc. Không những vậy, Flannel còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái suốt ngày dài.
Nguồn gốc của vải Flannel
Vải Flannel có nguồn gốc từ xứ Wales, nơi những người dệt may bắt đầu sử dụng len thô để sản xuất loại vải này vào thế kỷ 17. Ban đầu, họ dùng kỹ thuật chải len để làm mềm sợi và tăng độ bền. Sau đó, Flannel được đưa vào Pháp và Anh bởi các thương nhân. Chính từ giai đoạn này, Flannel trở thành loại vải không thể thiếu trong các ngành công nghiệp dệt may của châu Âu.
Trong lịch sử hiện đại, Flannel không chỉ được sử dụng rộng rãi trong thời trang mà còn phổ biến trong quân đội. Các binh sĩ Mỹ trong Chiến tranh Thế giới đã sử dụng áo Flannel để giữ ấm khi tham gia chiến đấu. Từ đó, áo Flannel trở nên phổ biến với mọi tầng lớp từ nông dân, binh sĩ đến các tín đồ thời trang hiện đại.
Nguồn gốc của vải Flannel ra đời vào thế kỷ 17 (Nguồn: Internet)
Ưu, nhược điểm của vải Flannel
Vải Flannel là một trong những chất liệu phổ biến trong thời trang và đời sống hàng ngày. Tương tự như các chất liệu khác, vải Flannel cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu, nhược điểm của vải Flannel (Nguồn: Internet)
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm nổi bật của vải Flannel chính là khả năng giữ ấm tuyệt vời. Vào những ngày lạnh giá, các sản phẩm làm từ Flannel như áo sơ mi, áo khoác hay chăn, ga, gối đều mang lại sự ấm áp và thoải mái cho người dùng. Vải Flannel được dệt từ các sợi len hoặc cotton mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm.
Không chỉ giữ ấm, Flannel còn có khả năng thoáng khí tốt. Dù mặc nhiều lớp quần áo từ vải Flannel, người dùng vẫn không cảm thấy bí bách hay khó chịu. Vải mềm mịn, bền bỉ qua thời gian, giúp người dùng cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong suốt quá trình sử dụng.
Nhược điểm
Vải Flannel cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý. Đầu tiên là vấn đề co rút sau khi giặt. Do được làm từ các sợi tự nhiên như len hoặc cotton, vải Flannel dễ bị co lại nếu giặt bằng nước nóng hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dáng ban đầu của quần áo hay các sản phẩm làm từ Flannel. Ngoài ra, Flannel còn có xu hướng dễ nhăn sau khi giặt, đặc biệt nếu không phơi và là ủi đúng cách.
Một số loại trang phục nổi bật từ Flannel
Áo sơ mi Flannel
Áo sơ mi flannel là sản phẩm phổ biến và được yêu thích. Áo thường có họa tiết caro với màu sắc đa dạng như đỏ, đen, nâu, xanh lá cây. Áo sơ mi flannel mang lại phong cách trẻ trung, năng động, phù hợp cho cả nam và nữ. Nhờ khả năng giữ ấm tốt, áo sơ mi flannel là lựa chọn lý tưởng cho mùa thu đông. Ngoài ra, áo sơ mi flannel cũng rất linh hoạt trong việc phối đồ, có thể kết hợp với quần jean, quần kaki hoặc mặc lớp bên trong áo khoác dạ.
Áo sơ mi Flannel dày dặn, cầm chắc tay (Nguồn: Internet)
Quần Flannel
Quần Flannel mang đến sự thoải mái nhờ vào đặc tính mềm mại của vải. Được thiết kế với độ dày vừa phải, quần Flannel không chỉ giúp giữ ấm mà còn phù hợp cho nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ đi làm cho đến các hoạt động ngoài trời. Quần flannel thường có kiểu dáng đơn giản, dễ phối đồ với áo phông hoặc áo sơ mi. Đây là trang phục thích hợp cho những ngày thời tiết lạnh.
Quần Flannel mang lại sự thoải mái cho người mặc (Nguồn: Internet)
Váy Flannel
Với chất liệu dày dặn và mềm mại, váy Flannel mang lại cảm giác thoải mái và tự nhiên khi mặc. Thiết kế của váy Flannel thường là váy ngắn hoặc dài, có thể phối cùng áo len, áo sơ mi hoặc áo khoác nhẹ. Váy Flannel giúp phái đẹp vừa ấm áp, vừa thời trang trong những ngày se lạnh.
Váy Flannel khá dày dặn, được thiết kế thành váy (Nguồn: Internet)
Cách bảo quản và sử dụng vải Flannel đúng cách
Mặc dù có đặc điểm mềm mại như nhưng bạn vẫn cần chú ý bảo quản cẩn thận để tránh tình trạng co rút, nhăn nhúm hoặc xù lông sau khi giặt. Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể giữ gìn quần áo và các sản phẩm từ Flannel một cách tốt nhất.
Khi sử dụng vải Flannel, bạn nên hạn chế việc giặt máy thường xuyên, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Flannel thường dễ bị co lại hoặc mất đi sự mềm mại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì vậy tốt nhất là nên giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng với nước lạnh. Điều này sẽ giúp vải giữ được hình dáng và độ bền qua nhiều lần sử dụng.
Tạm kết
Chất liệu vải Flannel có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vua Hàng Hiệu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Flannel là vải gì.
Tại Vua Hàng Hiệu có đa dạng các sản phẩm thời trang được sản xuất từ các chất liệu vải cao cấp. Nếu bạn quan tâm hoặc đang co nhu cầu tìm mua thì đừng quên ghé qua Vua Hàng Hiệu Việt Nam ngay hôm nay!
Xem thêm:
Bình luận của khách hàng