Đeo nhẫn cưới tay nào? Cách đeo nhẫn cưới chuẩn cho vợ chồng hạnh phúc
Nhẫn cưới chính là “nhân chứng tình yêu” vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các hôn lễ, vậy bạn đã biết đeo nhẫn cưới tay nào chưa?
Ngày cưới (ngày kết hôn) là ngày lễ trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi con người, bởi vậy tất cả mọi thứ đều được chuẩn bị một cách rất chu toàn. Tặng nhẫn vàng, hay nhẫn kim cương cũng hỏng hết nếu như chưa học được cách trao nhẫn cưới cho nửa kia của mình.
Ai cũng chỉ được cưới 1 lần trong đời, khoảnh khắc ấy thật thiêng liêng và đáng nhớ đừng để sự vụng về của bản thân mà làm lỡ dở, hãy dành ra ít phút để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi đeo nhẫn cưới tay nào trong bài chia sẻ dưới đây nha.
Nhẫn cưới là gì? Và có ý nghĩa gì?
Nhẫn cưới là tín vật vô cùng quý giá và quan trọng trong ngày cưới. Nhẫn cưới có 1 cặp dành cho cả nam và nữ. Nhẫn cưới là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung và gắn bó giữa cô dâu và chú rể vào khoảnh khắc trao nhẫn đôi bạn sẽ chính thức trở thành vợ chồng.
Vì sao phải đeo nhẫn cưới đúng cách?
Nếu như với những loại trang sức khác bạn có thể đeo ở ngón tay nào miễn sao cảm thấy đẹp và phù hợp. Thì với nhẫn cưới thì khác, nhẫn cưới dù là kim cương, nhẫn cưới vàng tây, hay vàng 18k… thì điều quan trọng nhất đó là đeo sao cho đúng.
Theo quan niệm của cả phương Đông và phương Tây thì mỗi ngón tay sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, thế nên cô dâu và chú rể cần lưu ý để tránh những việc đáng tiếc xảy ra. Vậy nên đeo nhẫn cưới tay nào?
Nhẫn cưới đeo tay nào? Ngón tay nào?
Con trai đeo nhẫn cưới tay nào? Con gái đeo nhẫn cưới tay nào? Việc đeo nhẫn cưới phụ thuộc nhiều vào văn hóa của từng quốc gia, một số cách đeo của các nước như sau:
- Nước Mỹ: Các cặp đôi cho rằng việc đeo nhẫn cưới nào nào phải phù hợp, thuận tiện cho cả hai bên. Nam giới thường đi phía ngoài để che chắn, bảo vệ cho người phụ nữ cuộc đời mình. Vì thế, đàn ông Mỹ thường đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái. Còn nữ giới đeo nhẫn ngón áp út tay phải.
- Nước Đức và Hà Lan: Đối với hai đất nước này, các cặp đôi khi đính hôn sẽ đeo nhẫn đính hôn ở ngón áp út tay trái và chuyển đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải sau khi kết hôn.
- Hy Lạp: Nhẫn cưới đeo ngón nào ở Hy Lạp? Các cặp đôi sẽ đeo ở ngón áp út tay trái hoặc tay phải. Bởi họ quan niệm ngón áp út là ngón tay yếu ớt trên bản tay, việc đeo nhẫn cưới ngón áp út sẽ mang đến sự gắn kết sức mạnh cho gặp đôi vượt qua những chông gai, khó khăn trong cuộc sống.
- Trung Quốc: Các cặp đôi sẽ đeo nhẫn ngón áp út bất cứ tay nào.
- Việt Nam: Ở Việt Nam đeo nhẫn cưới tay nào? Đa số các cặp đôi thường lựa chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Theo quan niệm của người xưa “nam tả nữ hữu” nên con trai đeo nhẫn cưới tay trái và con gái đeo nhẫn cưới tay phải. Song đây là quan niệm của ngày xưa, nhiều cặp vợ chồng thường trao nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái.
Những câu hỏi thắc mắc thường gặp về cách đeo nhẫn cưới
Vì sao nên đeo nhẫn cưới ngón áp út?
Đây là một trong số những câu hỏi thắc mắc nhiều nhất của nhiều bạn trẻ, sao chỉ được đeo nhẫn cưới ở ngón áp út mà không phải ngón trỏ hay ngón giữa?
Theo quan niệm của người phương Đông 5 ngón tay có ý nghĩa như sau: ngón cái – cha mẹ, ngón trỏ – bạn bè anh em, ngón giữa tượng trưng cho chính bạn, ngón áp út – người mà mình yêu, ngón út – con cái. Vì vậy việc đeo nhẫn ngón áp út sẽ thể hiện một tình yêu thiêng liêng, lâu dài và bền vững của đôi vợ chồng.
Còn ở bên phương Tây, đeo nhẫn cưới ngón áp út bên tay trái rất phổ biến kể từ khi y học phát triển bởi họ quan niệm tĩnh mạch từ ngón tay thứ tư bên tay trái chảy trực tiếp đến tim. Tĩnh mạch đó chính là tĩnh mạch của tình yêu.
Nói chung, từ trước đến nay không có bất cứ quy định nào bắt buộc phải đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái hay tay phải. Tùy theo sở thích hoặc thói quen mà bạn có thể lựa chọn ngón tay đeo nhẫn mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất.
Đeo nhẫn cưới khi nào?
Cô dâu chú rể không nên đeo nhẫn cưới trước khi tổ chức hôn lễ bởi như vậy sẽ không mang lại may mắn. Nhẫn cưới sẽ được trao trong buổi tiến hành hôn lễ, dưới sự chứng kiến và chúc phúc của bạn bè và người thân.
Làm sao để đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng một lúc
Khi chuẩn bị trao nhẫn cưới, cô dâu có thể tháo nhẫn đính hôn rồi đeo sang bên cạnh hoặc ngón áp út bên tay con lại để “nhường chỗ” cho đeo nhẫn cưới.
Còn sau ngày cưới, cô dâu có thể chọn đeo một trong hai chiếc nhẫn cưới hoặc đeo cả hai tùy theo sở thích của mình.
Xem thêm: Nhẫn cầu hôn đeo ngón tay nào? Cách đeo nhẫn cầu hôn đúng chuẩn
Vì sao lại không đeo nhẫn cưới ở ngón giữa?
Một lý do rất đơn giản vì có thể sẽ khiến người khác hiểu lầm bạn còn đang độc thân, với những trường hợp nhẫn cưới bị lỏng hay không vừa thì có thể đi chỉnh size cho vừa vặn.
Cách chọn nhẫn cưới đẹp nhất?
Tùy vào thẩm mỹ của mỗi người sẽ có con mắt thẩm mỹ đẹp xấu khác nhau, thế nhưng có một số lời khuyên dành cho bạn:
Với nhẫn cầu hôn chúng ta có thể chọn loại trang sức cầu kỳ, còn nhẫn cưới nên chọn những thiết kế đơn giản là thích hợp nhất.
Không nên quá ham rẻ mà mua những sản phẩm kém chất lượng, bởi nhân cưới là tín vật tình yêu gắn bó cùng chúng ta suốt cuộc đời, làm sao có thể chọn loại qua loa đại khái đúng không nào?
Tóm lại: Tham khảo cho mình những mẫu nhẫn cưới cao cấp, còn lựa kỹ lưỡng để tránh những hối tiếc về sau.
Địa chỉ mua nhẫn cưới chính hãng ở đâu?
Chỉ cần lên google tìm kiếm từ khóa “nhẫn cưới” thì chưa đầy 0,59 giây đã có đến 9.080.000 kết quả hiện ra cho chúng ta tham khảo, việc này tiện lợi đó nhưng làm sao để có thể tìm kiếm cho mình địa uy tín?
Nếu quý khách chưa biết mua nhẫn cưới hàng hiệu giá tốt ở đâu thì sàn thương mại điện tử Vua Hàng Hiệu chính là gợi ý hàng đầu. Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình chắc chắn sẽ giúp cô dâu chú rể nhanh chóng lựa chọn được đôi nhẫn phù hợp nhất mà không tốn thời gian đi lại.
Xem thêm: 10 mẫu nhẫn cưới đẹp nhất 2022 - Kinh nghiệm chọn nhẫn cưới phù hợp
Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới để hôn nhân bền vững
Không đeo nhẫn cưới sai ngón
Rất nhiều bạn trẻ khi bước lên buổi lễ trao nhẫn lại băn khoăn không biết nên trao ở ngón tay nào dẫn đến tình trạng đeo sau ngón. Đây là điềm không đem lại may mắn.
Không đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra
Để tránh việc “nói trước bước không qua” cô dâu chú rể không nên đeo nhẫn trước lễ cưới để tránh những xui xẻo, hôn nhân khó thành.
Chọn nhẫn cưới có thiết kế không hợp nhau?
Khi đeo nhẫn cưới có thiết kế quá lệch nhau thể hiện hai bạn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, không nhẫn nhịn vì nhau.
Mỗi người một tính cách sẽ có những tính cách khác nhau, thế nhưng cô dâu chú rể cũng nên hạ cái tôi xuống và dung hòa hai sở thích ấy lựa chọn cặp nhẫn hài hòa và phù hợp nhất nhé.
Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Phái nam thường không thích đeo nhẫn vì cảm thấy vướng víu khi làm làm việc. Tuy nhiên nếu chúng ta có lòng tất cả khó khăn sẽ không còn là lý do. Nên nhớ một trong những việc đau lòng nhất trong cuộc sống vợ chồng có lẽ là để vợ/chồng mình nhắc bản thân hãy đeo nhẫn cưới.
Mong rằng qua bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng, mang đến sự gắn kết bền chặt giữa hai vợ chồng.
Bình luận của khách hàng