/https://admin.vuahanghieu.com/upload/news/2025/02/toc-rung-nhieu-do-dau-5-cach-khac-phuc-rung-toc-tai-nha-hieu-qua-10022025122758.jpg)
Tóc Rụng Nhiều Do Đâu? 5 Cách Khắc Phục Rụng Tóc Tại Nhà Hiệu Quả
Tóc rụng nhiều khiến bạn lo lắng và mất tự tin? Đây là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất hoặc sử dụng hóa chất quá nhiều. Đừng quá lo lắng! Trong bài viết này, Vua Hàng Hiệu sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây rụng tóc và bật mí 5 cách khắc phục rụng tóc tại nhà hiệu quả, giúp mái tóc chắc khỏe và dày dặn hơn.
1. Tóc rụng nhiều là bị gì? Tóc rụng nhiều nguyên nhân do đâu?
Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiệu của những vấn đề bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Để tìm ra giải pháp phù hợp, trước tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây rụng tóc. Vậy tóc rụng nhiều là do đâu? Cùng Vua Hàng Hiệu khám phá ngay nhé!
1.1. Tóc rụng nhiều là bị gì?
Thông thường, trên da đầu mỗi người có khoảng 100.000 - 200.000 sợi tóc, và trung bình mỗi ngày, chúng ta rụng từ 50 đến 100 sợi. Tuy nhiên, nếu số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi/ngày, đó có thể là dấu hiệu của bệnh rụng tóc.
Rụng tóc có thể chia thành 4 trạng thái sau:
- Rụng tóc không sẹo là tình trạng tóc rụng nhưng nang tóc vẫn còn nguyên vẹn, không bị phá hủy. Bạn vẫn có thể nhìn thấy chân tóc, và nếu tìm ra đúng nguyên nhân để điều chỉnh, tóc sẽ có khả năng mọc lại bình thường.
- Rụng tóc có sẹo xảy ra khi nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng và bị thay thế bằng mô xơ. Khi đó, tóc không thể mọc lại dù nguyên nhân rụng tóc đã được loại bỏ. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này, bạn nên hỗ trợ cải thiện càng sớm càng tốt để tránh rụng tóc lan rộng.
- Rụng tóc sinh lý là quá trình hoàn toàn tự nhiên. Mỗi ngày chúng ta có thể rụng khoảng 50–100 sợi tóc và cũng có lượng tóc mới mọc lại tương đương. Đây là hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng.
- Rụng tóc bệnh lý là khi tóc rụng nhiều bất thường (trên 100 sợi/ngày), kéo dài liên tục và không rõ nguyên nhân. Tình trạng này đôi khi đi kèm ngứa da đầu, mẩn đỏ hoặc bong tróc da. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết, căng thẳng, viêm da đầu, thiếu chất hoặc yếu tố di truyền.
Số lượng tóc vượt quá 100 sợi trên ngày có thể là dấu hiệu của bệnh rụng tóc
1.2. Nguyên nhân gây ra rụng tóc nhiều
Rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố sinh lý và tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến tóc rụng nhiều:
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, hệ miễn dịch suy giảm, làm tóc yếu dần, dễ gãy rụng và đổi màu. Vì vậy, ở tuổi trung niên, tóc thường trở nên mỏng hơn, dễ rụng và xuất hiện tóc bạc nhiều hơn so với thời trẻ.
- Di truyền: Rụng tóc do di truyền chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới, có thể bắt đầu xảy ra ngay sau tuổi dậy thì. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hói đầu ở nam giới.
- Căng thẳng, stress, lo âu, mất ngủ: Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều, đặc biệt là khi gội đầu, chải tóc hoặc vuốt tóc. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, rụng tóc có thể trở thành vấn đề mạn tính.
- Tác động vật lý: Những thói quen như nhổ tóc, kéo tóc hoặc buộc tóc quá chặt gây áp lực lớn lên sợi tóc và da đầu, làm tóc yếu đi và rụng nhiều hơn.
- Sử dụng hóa chất và tác động nhiệt: Việc thường xuyên nhuộm, uốn, duỗi tóc hoặc sử dụng các loại hóa chất tạo kiểu có thể làm tổn thương cấu trúc tóc, khiến tóc dễ gãy rụng và mất đi độ chắc khỏe.
- Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố – như khi mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – có thể làm mất cân bằng hormone estrogen và testosterone. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc, khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường.
- Các bệnh lý về da đầu: Những vấn đề như viêm da tiết bã, viêm nang lông hay vảy nến da đầu khiến da bị tổn thương, ngứa, đỏ, bong vảy và làm yếu chân tóc, từ đó dẫn đến rụng tóc từng mảng hoặc lan rộng nếu không hỗ trợ cải thiện sớm.
- Do các bệnh lây truyền về đường tình dục: Một số bệnh như giang mai hoặc HIV có thể gây rụng tóc dưới dạng loang lổ hoặc lan tỏa. Cơ thể khi nhiễm các bệnh này thường bị suy giảm miễn dịch hoặc thay đổi nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tóc.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện như thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc tránh thai, thuốc hỗ trợ cải thiện huyết áp, hoặc thuốc trị gout... có thể làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc và gây rụng tóc tạm thời hoặc kéo dài.
- Rụng tóc sau đợt nhiễm trùng: Cơ thể sau khi hồi phục từ các bệnh lý nhiễm trùng (như cúm, COVID-19, sốt xuất huyết...) có thể trải qua tình trạng rụng tóc nhiều, gọi là "rụng tóc telogen effluvium". Đây là phản ứng tạm thời của cơ thể với stress hoặc tổn thương.
- Nấm da đầu: Nhiễm nấm Trichophyton hoặc Microsporum khiến da đầu bị bong tróc, có mảng hói và đôi khi nổi mụn mủ. Tóc dễ gãy rụng và không mọc lại nếu không được hỗ trợ cải thiện đúng cách bằng thuốc kháng nấm.
- Tình trạng áp xe do nhiễm nấm: Áp xe do nấm có thể gây viêm sâu dưới da đầu, làm tổn thương nang tóc và để lại sẹo. Khi đó, tóc không thể mọc lại ở vùng da bị tổn thương. Đây là tình trạng nặng, cần được hỗ trợ cải thiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh lupus và các bệnh mô liên kết: Lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn khác có thể khiến hệ miễn dịch tấn công chính cơ thể, trong đó có nang tóc. Điều này dẫn đến rụng tóc từng mảng hoặc lan rộng, thậm chí không thể mọc lại nếu đã hình thành sẹo.
Nguyên nhân dẫn đến việc tóc rụng nhiều
>>> Xem thêm: Review 7 dầu gội trị rụng tóc hiệu quả kích thích mọc tóc tốc độ vượt trội
2. Tóc rụng nhiều có bệnh gì không?
Tóc rụng nhiều đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh phổ biến, nếu để trong thời gian dài, bệnh còn có thể chuyển biến nặng hơn nếu không có sự can thiệp kịp thời.
2.1. Bệnh lão hóa (do tuổi già)
Tóc yếu đi và rụng nhiều cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang lão hóa dần theo thời gian. Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như tóc đổi màu, mỏng hơn và cực kì dễ gãy rụng. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của chúng ta đã yếu đi. Tuy nhiên, rụng tóc do lão hóa là quy trình tự nhiên vì vậy thường rất khó để khắc phục được hoàn toàn.
2.2. Thiếu hụt dinh dưỡng
Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng như các cơ quan khác. Thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài có thể khiến tóc suy yếu, dễ gãy rụng. Chẳng hạn, tóc chủ yếu được cấu tạo từ đạm, nên khi cơ thể thiếu đạm, tóc có thể trở nên yếu, dễ gãy và rụng nhiều hơn.
Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến tóc suy yếu, dễ rụng
2.3. Vấn đề về nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của cơ thể, bao gồm cả sức khỏe mái tóc. Khi nội tiết tố bị rối loạn, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều thay đổi bất thường, trong đó có tình trạng rụng tóc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh thường gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều, tóc mỏng và yếu hơn so với trước đây.
2.4. Bệnh về tâm lý
Đôi khi rụng tóc cũng chính là do bạn đã căng thẳng và áp lực trong một thời gian dài, dẫn đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch bị rối loạn. Chính điều này khiến qua chu kỳ phát triển của tóc bị rút ngắn, dẫn đến rụng tóc.
Ngoài ra, căng thẳng còn khiến bạn mất ngủ, từ đó cơ thể không thể đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Khi cơ thể mất ngủ kéo dài, nang tóc bị tổn thương sẽ không được phục hồi dẫn đến tóc hư yếu và rụng tóc nhiều.
Căng thẳng và áp lực kéo dài dẫn đến mất ngủ, rụng tóc
>>> Bài viết liên quan: Rụng tóc sau sinh là gì? 13 cách ngăn ngừa tóc rụng cho mẹ bỉm sữa
2.5. Bệnh thiếu máu
Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, do khi cơ thể thiếu máu, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho các nang tóc bị suy giảm. Điều này khiến tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng và khó mọc lại. Nếu rụng tóc đi kèm với các triệu chứng như da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, bạn nên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và hỗ trợ cải thiện thiếu máu kịp thời.
2.6. Bệnh liên quan buồng trứng đa nang
Bệnh buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ, gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể. Một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh là rụng tóc nhiều do mất cân bằng hormone, bên cạnh các triệu chứng như kinh nguyệt thất thường, tăng cân khó kiểm soát và da dễ nổi mụn. Nếu bạn gặp tình trạng rụng tóc kéo dài kèm theo các dấu hiệu này, nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và hỗ trợ cải thiện kịp thời.
Rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết tố
2.7. Một số bệnh về da đầu
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nhiều là các bệnh về da đầu, đặc biệt là nấm tóc, nấm da đầu. Những tình trạng này làm tổn thương nang tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Ngoài việc tóc rụng nhiều, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như ngứa, bong vảy, da đầu đỏ hoặc xuất hiện các mảng hói nhỏ. Nếu không được hỗ trợ cải thiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến rụng tóc nghiêm trọng, thậm chí gây hói đầu.
>>> Mẹo hay: 10 mẹo gội đầu đúng cách ngăn rụng tóc triệt để
2.8. Bệnh tuyến giáp
Khi tuyến giáp gặp vấn đề, quá trình phát triển của nang tóc bị ảnh hưởng, khiến tóc mọc chậm và dễ bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều. Việc rụng tóc bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý tuyến giáp, vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên đến bác sĩ để khám và hỗ trợ cải thiện kịp thời, tránh những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sau này.
Bệnh tuyến giáp cũng gây ra ảnh hưởng tới nang tóc
2.9. Bệnh tim
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tóc rụng nhiều hoặc hói đầu ở nam giới và hiện tượng tóc bạc sớm có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh tim trước 40 tuổi. Cụ thể, những người rụng tóc nhiều ở vùng đỉnh đầu thường có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn. Tình trạng tóc bạc sớm và rụng tóc do yếu tố di truyền liên quan đến hormone testosterone, gây hói đầu, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành. Việc mạch máu nhỏ ở da đầu bị hẹp sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn đến sự rụng tóc và tăng mức độ Dihydrotestosterone, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2.10. Bệnh đái tháo đường
Rụng tóc và hói đầu là một vấn đề phổ biến ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Do cơ thể không thể sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tình trạng rụng tóc từng vùng có thể xảy ra. Hệ thống miễn dịch của cơ thể trong trường hợp này tấn công các nang tóc, dẫn đến sự hình thành các mảng tóc rụng trên da đầu. Điều này là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đái tháo đường đang ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả tình trạng tóc.
Bệnh đái tháo đường khiến miễn dịch giảm, các nang tóc suy yếu
3. Gợi ý 5 cách khắc phục rụng tóc tại nhà đơn giản, hiệu quả
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rụng tóc và muốn khắc phục ngay tại nhà, những cách đơn giản và hiệu quả dưới đây sẽ là giải pháp lý tưởng. Không cần phải đến salon hay sử dụng các sản phẩm đắt tiền, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng tóc rụng bằng những phương pháp tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện. Hãy cùng khám phá ngay!
3.1. Sử dụng loại dầu gội ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc
Dầu gội ngăn rụng tóc là sản phẩm lý tưởng để giúp phục hồi và kích thích mọc tóc hiệu quả. Với chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, dầu gội này không chỉ giúp phục hồi chân tóc mà còn kích thích sự phát triển của tóc mới, tăng tốc độ mọc tóc nhờ vào khả năng kích hoạt lưu thông máu trên da đầu. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất cho tóc từ chân đến ngọn, thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng và giúp tóc khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, dầu gội còn có khả năng làm sạch sâu, loại bỏ các vi khuẩn gây ngứa và viêm da đầu, mang lại cảm giác thoải mái, sạch sẽ. Kết quả là mái tóc của bạn sẽ trở nên chắc khỏe, bóng mượt từ gốc đến ngọn, đồng thời hạn chế tình trạng rụng tóc hiệu quả.
/https://cdn.vuahanghieu.com/unsafe/0x500/left/top/smart/filters:quality(90)/https://admin.vuahanghieu.com/upload/product/2023/12/dau-goi-kerastase-specifique-bain-prevention-shampoo-cai-thien-rung-toc-1000ml-658d318658a00-28122023152750.jpg)
2.290.000 đ 2.800.000 đ
/https://cdn.vuahanghieu.com/unsafe/0x500/left/top/smart/filters:quality(90)/https://admin.vuahanghieu.com/upload/product/2025/01/dau-goi-ho-tro-giam-rung-toc-kerastase-genesis-bain-hydra-fortifiant-shampoo-500ml-6791ac9b8df1a-23012025094235.jpg)
1.250.000 đ 1.900.000 đ
3.2. Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất
Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục tóc rụng nhiều tại nhà là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin A, B, C, D, E, cùng với các axit béo omega-3 và protein sẽ giúp cải thiện sức khỏe tóc từ bên trong. Các thực phẩm như cá, trứng, đậu, rau xanh, và trái cây tươi không chỉ giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi tóc rụng.
3.3. Giảm căng thẳng, lo âu
Giảm căng thẳng và lo âu là một yếu tố quan trọng trong việc khắc phục tình trạng rụng tóc tại nhà. Căng thẳng kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tóc, làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc, từ đó gây rụng tóc. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu, hoặc tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay đạp xe. Ngoài ra, việc duy trì một giấc ngủ đầy đủ và chất lượng cũng rất quan trọng trong việc giảm mức độ căng thẳng và lo âu.
Nên giảm lo âu và căng thẳng để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe
>>> Đọc thêm: Top 11 dầu gội ngăn rụng tóc cho nam được yêu thích hiện nay
3.4. Hạn chế uống rượu, thuốc lá
Hạn chế uống rượu và thuốc lá là một trong những biện pháp quan trọng để giảm rụng tóc hiệu quả. Rượu và thuốc lá đều có tác động xấu đến sức khỏe của mái tóc, làm giảm lượng dưỡng chất cung cấp cho tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Uống rượu quá mức còn làm giảm lưu lượng máu đến da đầu, ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng tóc. Thuốc lá, với các hóa chất độc hại, gây tổn thương đến nang tóc và làm suy yếu các sợi tóc.
3.5. Tránh thức khuya
Tránh thức khuya là một biện pháp quan trọng để cải thiện tình trạng rụng tóc. Việc thiếu ngủ và thói quen thức khuya làm suy yếu sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố và giảm khả năng phục hồi của cơ thể, bao gồm cả tóc. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, quá trình tái tạo và nuôi dưỡng các nang tóc bị ảnh hưởng, dẫn đến tóc dễ rụng và kém phát triển.
Tránh thức khuya để cải thiện tình trạng rụng tóc
4. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề rụng tóc nhiều
5. Kết luận
Tóc rụng nhiều là một vấn đề không thể bỏ qua, và việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như áp dụng những biện pháp khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng. Những phương pháp như cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, chăm sóc tóc đúng cách hay ngủ đủ giấc đều góp phần giúp bạn khắc phục tình trạng rụng tóc hiệu quả tại nhà. Hãy kiên trì áp dụng các biện pháp này để không chỉ cải thiện mái tóc mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp tóc mọc lại khỏe mạnh và dày dặn hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với
Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.